0979 424 246  

Tour được quan tâm

Các điểm du lịch hấp dẫn

DU LỊCH PHÚ THỌ - LỄ HỘI TRÒ TRÁM VÀ RƯỚC LÚA THẦN

DU LỊCH PHÚ THỌ - LỄ HỘI TRÒ TRÁM VÀ RƯỚC LÚA THẦN

Lễ hội Trò Trám được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 11 năm 2016. Lễ hội Trò Trám là lễ hội phồn thực của người Việt Cổ, cầu cho mùa mang tươi tốt, mọi vật sinh sôi nảy nở. Miếu Trám là nơi diễn trò còn gọi là Miếu Trò, cũng là nơi thờ bản thổ nữ thần Ngô Thị Thanh.

Lễ hội Trò Trám làng Tứ Xã nổi tiếng ở phủ Lâm Thao xưa, trong và ngoài tỉnh Phú Thọ hiện nay. Diễn trình Lễ hội Trò Trám bao gồm phần lễ nghi và phần hội. Phần hội có trò diễn trình nghề "Tứ dân chi nghiệp" đặc sắc, hấp dẫn, nổi bật nhất, do người dân xóm Trám trình diễn. Vì vậy, từ xa xưa, vẫn được gọi tên là "Lễ hội Trò Trám"

*Phần lễ: Cầu mong cho mùa mang tươi tốt thể hiện ở lễ thờ sinh thực khí, Lễ mật vào lúc nửa đêm ngày 11 tháng giêng và rước lúa thần sáng ngày 12 tháng giêng hàng năm.

Lễ mật lúc nửa đêm: Vào giờ Tý (12h đêm), diễn ra lễ mật tại miếu Tràm, gọi là lễ "linh tinh tình phộc" - là một dạng của lễ cầu sinh lực khí, nghi lễ linh thiêng nhất trong năm của người dân xóm Trám để cầu mong sự sinh sôi nảy nở cho con người và vạn vật. Gọi là lễ mật bởi đây là nghi lễ bí mật, trong miếu chỉ có ông từ và một đôi nam nữ đã được dân làng chọn để thực hiện nghi lễ, không ai được phép vào miếu trong giờ thiêng này, cửa miếu được đóng lại. Nam đóng khố, cởi trần, nữ vận váy đen, mặc yếm đào bên trong, tóc đuôi gà. Ông từ thắp 3 nén hương xin phép nữa tráp gỗ sơn son đựng vật linh "Nô - Nường" (cặp Nô -Nường tượng trưng cho vật dương và vật âm của nam nữ, là vật "sinh thực", được làm bằng gỗ mít) cất trên thượng cung xuống đặt trên ban thờ, chuẩn bị làm lễ mật ( mỗi năm, vật linh này chỉ được mở ra một lần duy nhất trong Lễ mật vào đêm ngày 11 tháng Giêng). Đôi nam nữ đứng vào hai bên trước ban thờ, tả nam, hữu nữ (nam đứng bên trái, nữ đứng bên phải) và quay mặt vào nhau trong tư thế, người rướn về phía trước, chân trái bước lên phía trước, chân phải đưa ra phía sau, tay giờ Nô - Nường chờ đợi. Lúc này, đèn nến trong miếu Trám vụt tắt, bắt đầu nghi thức giao phối thiêng liêng trước bàn thờ. Khi nghe ông từ hô "Linh tinh thình Phộc", đến tiếng "Phộc" thì đôi nam nữ đưa vật linh Nô - Nường chọc nhanh vào nhau cho khớp như một hành vi tượng trưng mang tính giao hợp. Ông từ hô "Linh tinh tình phộc" và đôi nam nữ thực hiện hành vi tính giao như thế 3 lần, trong đêm tối, ông từ nghe đủ 3 tiếng "cạch", nếu cả 3 lần đều trúng thì dân gian cho đó là điểm lành, năm ấy cả làng sẽ có mùa màng bội thu, nhà nhà ăn nên làm ra. Sau khi lễ mật hoàn tất, ông từ hô to "Tháo Khoán!". Sau tiếng hô tháo khoán, tất cả những người dự lễ, chủ yếu là nam nữ thanh niên tự do đùa nghịch quanh miếu Trám.

>>>>>>>>>>>>>>> Xem thêm: Du lịch Phú Thọ  - Đền Tiên, Đền Thiên Cổ

Rước lúa thần: Sáng ngày 12 tháng giêng, tất cả dân làng, đội Trò ra điếm Trám chuẩn bị nghi lễ rước lúa thần, một nghi lễ mang tính chất cầu cho mùa màng tươi tốt và ca ngợi tổ tiên đã tìm ra lúa, dạy dân trồng lúa nước. Lễ vật quan trọng nhất trong nghi lễ là cụm lúa thần được cắm vào lộc bình đặt trên kiệu bát cống cùng hương, hoa, quả, trầu , cau. Vào giờ thìn (8h sáng) bắt đầu lễ rước lúa thần, dân làng đủ mọi lứa tuổi đi theo đám rước, reo vui, cười đùa,, tạo nên không khí hồn nhiên, sảng khoái. Lễ rước lúa thần đi từ điếm Trám vòng quanh làng, qua hồ Trám, trở về miếu Trám. Đám rước về tới sân miếu Trám, một hồi trống, chiêng gióng lên trình thánh. Cụm lúa thần và các lễ vật được ông từ trịnh trọng dân lên ban thờ một cách trang trọng, rồi cho ra lệnh nổi trống, chiêng "gọi trò". Trên sân miếu Trám, trò trình nghề "Tứ dân chi nghiệp" đặc sắc của lễ hội Trò Trám bắt đầu.

Trò diễn "Tứ dân chi nghiệp" hay trò Trám là hình thức biểu diễn mô phỏng các nghề của địa phương trong xã hội phong kiến với 4 nghề cơ bản là Sĩ, nông, công, thương, vì vậy còn được gọi là trò "Bách nghệ khôi hài" bởi tính hài hước, độc đáo của trò diễn thể hiện trong lời ca và lối trình diễn hài hước chọc cười. Trong trò "tứ dân chi nghiệp" nội dung phồn thực xuyên suốt các lớp diễn, được thể hiện mộc mạc và hóm hỉnh với các vai diễn đều nhún nhảy điệu nghệ mang dáng vẻ hài hước của lễ hội phồn thực. Mỗi người mỗi vai đều tự giới thiệu, độc thoại hoặc đối thoại với nhau giữa các vai. Có cả lớp hát ví trêu nhau. Các vai đều vừa thoại vừa làm động tác nghề nghiệp với phong cách: Hài hước, gây cười bằng các câu hát quấy, luyến ái, trêu gẹo gái làng. Cuộc vui tưởng như không bao giờ chấm dứt. Ngay khi trò diễn "Tứ dân chi nghiệp" kết thúc, người dân trong xóm Trám cộng đồng và du khách gần xa cùng vào hưởng lộc trên mâm lá chuối ngay trên sân miếu Trám.

ĐẤT VIỆT XANH TRAVEL

11/22/2018 466 Đã xem

Bài viết cùng thể loại

Vé máy bay, Dịch vụ vận chuyển

Hotline: 02106330456

Ms Phương: Dịch vụ vận chuyển

Ms Thơm: Vé máy bay

Liên hệ đặt tour

Hotline: 0979 424 246

Mr Đông: Du lịch quốc tế

Ms Phúc: Du lịch nội địa