Đền Tiên là một di tích nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì, nằm tách biệt với khu dân cư, tọa lạc trên địa thế bằng phẳng với khuôn viên rộng 6.833m2 . Đền nhìn theo hướng Tây Nam, trước mặt nhìn ra sông, phía sau dựa vào dãy Tam Đảo đã tạo cho Đền sự phong quang, khoáng đạt, thu hút khí lành.
Căn cứ vào cuốn ngọc phả của Đền và các tài liệu thư tịch có liên quan thì Đền Tiên thờ Mẫu Thần Long Hồng Đăng Ngạn - Hoàng Hậu nước Xích Quỷ vợ của Vua Kinh Dương, người đã sát cánh cùng chồng trong buổi đầu dựng nước, trong việc dạy dỗ nhân dân được mọi người yêu mến gọi là Bà chúa Tằm. Người có công sinh hạ giáo dụng thái tử Sùng Lâm để sau này trở thành vị vua tài trí của đất nước Văn Lang. Người đã được vua Kinh Dương Vương phong "Vi cung chính khổn" (Hoàng Hậu) và thưởng cho cung Tiên Cát. Khi người mất nơi đây chuyển thành Tiên Cát Lăng, được nhân dân trông nom gìn giữ xuất mấy nghìn năm. Như vậy đền Tiên hay "Tiên Cát Dung" chính là Đền thờ Quốc Tổ Mẫu - mẹ của Lạc Long Quân.
Đền Tiên được xây dựng theo kết cấu kiến trúc chữ đinh, nền cao, sân rộng 4002 . Trên nóc mái, đắp hình "Lưỡng long chầu nhật". Tất cả nhà Tiền tế, hậu cung đều được xây dựng đá phiến, mái lợp ngói mũi hài. bên trong lát gạch đỏ nung. Toàn bộ cột kèo, đầu bẩy làm bằng bê tông, cốt sắt nhưng được sơn nâu, thể hiện rõ sự cổ kính, vào trong ta có cảm giác Đền có từ lâu đời.
Đền Tiên nằm trong quần thể di tích thuộc vùng kinh đô Văn Lang xưa, nơi mà khảo cổ học đã chứng minh thời văn hóa Đông Sơn cách đây mấy ngàn năm đã tồn tại. Điều đó chứng tỏ bền dày lịch sử của vùng đất cũng như khẳng định sự tồn tại của Ngỗi Đền là có thật trong lịch sử dựng nước của nhân dân ta. Năm 2003 ngôi Đền đã dược Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa. Hướng về đất Tổ là tâm niệm mong mỏi của mỗi người dân trong cả nước, về thăm Đền Tiên như giúp mỗi con người chúng ta hiểu thêm, tự hào thêm về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
DU LỊCH PHÚ THỌ - ĐỀN THIÊN CỔ
Đền Thiên Cổ là tên gọi của ngôi đền nằm trên một quả đồi nhỏ ven đường thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Ngôi Đền nằm ẩn mình giữa hai cây Táu cổ thụ to cao, ước đoán trên nghìn năm tuổi, đã được công nhận là cây di sản Việt Nam vào năm 2012. Ngôi đền cổ năm trong quần thể cụm di tích là Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sỹ thời Hùng Duệ Vương và đền Thiên Cổ. Đây là nơi thờ thầy giáo Vũ Thê Lang (quê ở Mộ Trạch, Hải Dương cùng vợ là Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông Ngàn, Kinh Bắc lên dạy học từ thời Hùng Vương thứ 18) là thầy dạy học cho hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Hai thầy cô tạ thế cùng một giờ, ngày mồng 2 tháng 2 năm Quý Dậu (228 trước Công nguyên), đến nay mộ phần của hai vợ chồng thầy cô vẫn còn được nhân dân giữ gìn và bảo vệ cẩn thận ở trong đền. Trải qua hàng nghìn năm, mưa nắng và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi đền nhỏ bao lần đổ nát nhưng vẫn được người dân thôn Hương Lan hết lòng bảo vệ và góp công xây dựng lại. Hàng năm, với tấm lòng "tôn sư trọng đạo" đã có hàng trăm đoàn khắc đến thăm viếng, thắp hương tại ngôi đền.
Đền Thiên Cổ là bức thông điệp nền văn hiến từ thời Hùng Vương về tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của dân tộc ta. Đền Thiên Cổ là một di tích độc đáo nhờ thầy dạy học thời Hùng Vương ngay giữa chốn Kinh đô Văn Lang và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ công hận là di tích lịch sử văn hóa năm 1999.