Khi đi vào bản:
- Khi vào bản, làng, vào nhà dân, nếu trên đường có cắm "lá cây xanh" hoặc cắm "cọc dấu" thì không nên vào. Vì dân làng (hoặc chủ nhà) đang kiêng người lạ đến.
- Khi vào bản làng vùng đồng bào dân tộc (hoặc trong nhà dân) cần lưu ý những điểm sau:
* Trong ứng xử đối với thiên nhiên:
+ Không vào khu rừng kiêng, rừng cấm;
+ Không gây mất vệ sinh nơi có nguồn nước sinh hoạt;
+ Không chặt, phá cây đã được dánh dấu;
+ Không lấy măng, mộc nhĩ, tổ ong khi đã có người khác đánh dấu sở hữu.
+ Không bẻ mầm non đang mọc
* Trong ứng đối với cộng đồng:
+ Khi vào nhà không được đi thẳng một mạch từ (cầu thang lên nhà) đầu nhà vào bếp trong (thường có 2 bếp, 1 bếp ngoài dành cho khách).
+ Không ngồi vào cửa móng ( cửa sổ gian tiếp khách)
+ Không ngồi ngay vào đệm ngồi khi chủ nhà cha mời ( thường dành cho bề trên và khách quý).
+ Không ngồi dạng chân (thiếu mỹ quan)
- Khi ngồi cạnh bếp lửa cần lưu ý:
+ Không được dùng chân đẩy củi vào bếp
+ Không được đưa ngược ngọn tre, luồng, cây củi và bếp (quan niệm đẻ ngược).
+ Không nướng cơm đồ ( xôi) vì quan niệm mất mùa
- Khi đi ngủ cần lưu ý:
+ Không nằm ngủ dọc theo đòn nóc nhà ( chỉ người chết mới được nằm như vậy)
+ Không nên mắc màn trắng vì lộ liễu
+ Không ngủ dậy quá muộn
+ Không được ngủ dưới bàn thờ
- Khi tiếp xúc với dân cần chú ý:
+ Cần tránh từ kiêng, từ miệt thị dân tộc (Ví dụ như: dân tộc Mèo, Mán là tên gọi trước kia chỉ dân tộc Mông, Dao)
+ Không nên nói quá to với cử chỉ gay gắt
+ Không tranh cãi với người già, phụ nữ và trẻ em
+ Không xoa đầu trẻ em
- Khi ngồi ăn cơm cần chú ý:
+ Không ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm (nếu chủ nhà không mời)
+ Không ngồi trước và quay lưng vào bàn thờ
+ Không gắp đầu gà chân gà, gan gà trước khi chủ nhà mời (thường để chung một đĩa với dụng ý để khách chứng kiến lòng thành của chủ nhà)
+ Khi ăn không nên vừa ăn vừa nói quá to
- Khi vui chơi cũng cần lưu ý:
+ Không nên thổ lộ tình cảm thái quá với phụ nữ đã có chồng, con gái có người yêu, phụ nữ goá chồng.
+ Khi uống rượu cần phải mời mọi người xung quanh, không nên cầm uống ngay
Ngoài ra, còn một số điều kiêng kỵ khác trong các nghi lễ như chọn đất làm nương rẫy, chọn ngày dựng nhà, chọn ngày cưới hỏi vợ chồng, kiêng cữ khi phụ nữ mới sinh, trong nhà có người mất hay các nghi thức cúng bái khác trong sinh hoạt cộng đồng.
* Khi đi du lịch:
Hà Giang là một vùng khí hậu có những sự khác biệt hơn so với các vùng khác, đặc biệt là ở khu vực vùng cao, du khách khi đến với Hà Giang nên lưa ý một số điẻm như sau:
+ Nên mang theo quần áo ấm khi lên đến khu vực vùng cao vì khi hậu thay đổi đột ngột và thời tiết càng về đêm càng lạnh
+ Chuẩn bị sẵn một số thuốc tây chữa các bệnh thông thường như cảm cúm nhức đầu vì du khách có thể mắc phải khi chưa thích ứng được với bình độ cao và khí hậu lạnh.
+ Nếu du khách đến với Hà Giang trong khoảng tháng 7 và tháng 8 thì nên mang theo sẵn áo mưa hoặc ô dù, vì đó là thời điểm mùa mưa, du khách có thể gặp những ngày mưa liên tục hay những cơn mưa rào bất chợt.
+ Nếu du khách tham gia vào loại hình du lịch thể thao ở Hà Giang, nên chuẩn bị kỹ lưỡng phương tiện và dụng cụ bảo hộ mang theo, thuốc men sơ cứu đề phòng trường hợp bất trắc, đồng thời nên tham gia đông người vì đây là loại hình du lịch khá mới mẻ ở Hà Giang cho nên công tác cứu hộ rất khó khăn và thiếu thốn.
NHỮNG THỨ CẦN MANG THEO TRONG CHUYẾN DÃ NGOẠI
Dù tự thiết kế chuyến nghỉ mát hay đăng ký dịch vụ trọn gói theo tour, bạn vẫn cần chuẩn bị vài thứ tiện ích:
- Túi hóa mỹ phẩm cá nhân cần có: kem đánh răng, bàn chải, mỹ phẩm trang điểm, kem dưỡng, sữa rửa mặt, dầu gội đầu. Sử dụng loại mini chuyên dùng cho du lịch, để tất cả trong chiếc ví nhỏ gọn gàng. Chẳng hạn, chọn loại khăn mặt bằng vải cotton nén, nhỏ có đường kính khoảng 3 cm, khi dùng vào nước sẽ nở bung thành một chiếc khăn mặt bình thường. Dùng khăn mặt ướt hoặc miếng tẩy trang tẩm sẵn các chất tẩy rửa chuyên dùng để chùi sạch chất bám khó trôi như son lâu phai, mascara… Son môi có loại đóng hộp nhỏ (như vỉ thuốc) với 6-10 màu khác nhau và chỉ cần 1 vỉ son có thể pha thành mấy chục tông màu.
- Túi thuốc cá nhân ít nhất phải có dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc trị nhức đầu, kem thoa da chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn, kem thoa da trị bỏng hoặc dị ứng... Tùy theo sức khỏe cá nhân, cần mang theo đường ăn kiêng hoặc thuốc đặc trị riêng.
- Mang theo bộ dụng cụ cá nhân gọn, có kích cỡ khoảng 2 ngón tay xếp trong bọc da gồm 1 đồ cắt móng, dao cắt nhỏ, giũa móng và đồ khui có thể dùng mở nắp chai, khui đồ hộp hàng ngày. Hoặc dùng bộ dụng cụ từ 8 món với lược, gương, bàn chải đánh răng, mút tắm, giũa móng tay, nhíp, dao cạo râu... đựng trong một chiếc túi giúp cho việc vệ sinh cá nhân được chu đáo hơn.
- Nếu chuyến du lịch cần đi bộ nhiều, chú ý chọn loại giày êm, nhẹ, tất cotton mềm. Mang theo loại kem thoa chân dùng vào buổi tối để làm mềm da, giúp thư giãn và phục hồi mỏi mệt cho chân.
- Những vật dụng khác như bộ kim, chỉ với chiếc kéo nhỏ, kim khâu tay, chỉ, nút áo, kim băng, có thể sẽ trở nên rất hữu dụng trong các trường hợp bất ngờ.
Ngoài ra, nếu có dự định dã ngoại và qua đêm trong rừng thì phải chuẩn bị thêm các bộ lều dã ngoại, diều, nồi nấu đa năng... để thỏa mãn nhu cầu tận hưởng không khí thiên nhiên hoang dã, tự thưởng thức bữa ăn theo ý mình.