DU LỊCH PHÚ THỌ - LỄ HỘI VUA HÙNG DẠY DÂN CẤY LÚA
Lễ hội "Vua Hùng dạy dân cấy lúa" là một trong những tập tục tín ngưỡng đặc trưng của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 1 của tháng 6 âm lịch hàng năm tại xã Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Lễ hội được bắt nguồn từ những truyền thuyết trong buổi bình minh dựng nước của các Vua Hùng. Truyền thuyết kể rằng: Các vùng đất bãi ven sông hàng năm được phù sa bồi đắp màu mỡ, Vua Hùng thấy đất tốt có lúa hoang dại mọc lên bèn gọi dân đến bảo cách đắp bờ giữ nước, thu giữ hạt lúa hoang dại đem gieo mạ rồi cấy lúa vào các thửa ruộng đã được giữ nước. Lúc đầu dân không biết cấy, Vua phải dừng ngựa ở đồi Mã Lão, nhổ mạ, cấy lúa cho dân làng xem. Mọi người làm theo, cấy lúa cho đến lúc mặt trời đứng bóng, Vua và dân cùng ngôi nghỉ ngơi dưới gốc đa lớn. Đời sau, nhân dân nhớ công ơn Vua Hùng tôn vua là tổ nghề nông, thường gọi là Thần Nông. Dựng dần tịch điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mòn đất Vua ngồi sau khi dạy dân cấy lúa. Trước đây đàn tịch điền được xây xung quanh bằng đá ong dài 8m, rộng 7m, cao 1,3m, xung quanh trồng gai sọng. Trong đắp hình hổ phù dài 1,2m, cao 0,3m nằm trên bệ giữa đàn: xây bệ cao 1,2m , dài 0,6m , rộng 0,8m, trên đặt bát hương đường kính 30cm, lễ vật đặt cạnh bát hương, diện tích còn lại đặt vừa hai chiếu, sàn trồng cỏ.
>>>>>>>>>> Xem thêm: Du lịch Phú Thọ - lễ hồi Trò Trám và Rước lúa thần
Phần lễ xuống đồng được tiến hành rất uy nghiêm, trình tự theo quy định, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt để dân khang vật thịnh. Theo tục lệ, dân làng chọn cử 01 cụ cao niên, tốt lão, khỏe mạnh, thạo nghề nông nghiệp, gia đình phong quang, song toàn, hòa thuận làm chủ tế đồng chủ điền. Tế thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng di tích. Lễ vật dùng cúng tế: Ván xôi gà, trầu, cau, hương, rượu, nước...vài bó mạ và một cây nêu. Sau khi nổi ba hồi trống, chiêng, ông chủ tế vài thần Nông và đọc bài văn. Nội dung bài văn cúng nói lên công đức Vua Hùng đã dạy dân nghề làm ruộng, cầu mong thần nông cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân khang vật thịnh...Tế xong thì làm lễ xuống đồng. Ông chủ tế kiêm chủ điền (Đóng vai tượng trưng cho vua Hùng) ra ruộng cấy lúa. Ông chủ điền lội xuống ruộng cấy bọ xong thì lên bờ. Dân làng cùng nhau xuống cấy tiếp trong không khí náo nhiệt, vui vẻ với mong muốn người người thạo việc, mùa màng bội thu. Cấy xong thửa ruộng, dân làng cùng ông chủ tế làm lễ tạ Thần Nông rồi về đình làm lễ tạ thành hoàng, tới đây lễ hội kết thúc.
Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa là một trong những tập tục thờ thần lúa của cư dân nông nghiệp, có từ buổi đầu dựng nước diễn ra vào mùa Xuân tại làng Minh Nông - Việt trì nơi được coi là khởi thủy của cây lúa nước Việt Nam. Đây là một trong lễ hội đặc sắc trên trên vùng đất Tổ với quy mô tổ chức lễ mang âm hưởng linh thiêng, phản ánh chân thực về sinh hoạt công đồng của cư dân nông nghiệp được lưu truyền cho đến nay.